Bí Mật Tư Duy Triệu Phú -
51
tỏ bản thân
thì tiền bạc sẽ không
bao giờ mang
lại cho bạn cảm giác hạnh phúc.
Quy Tắc Thịnh Vượng số 6:
Nếu động cơ kiếm tiền
hay thành công của bạn xuất phát từ những
nguyên
nhân
không
tích cực như sợ hãi, giận dữ,
hay nhu cầu chứng tỏ bản thân thì tiền bạc sẽ không bao giờ mang lại cho bạn cảm giác hạnh phúc.
Tại sao vậy? Bởi vì bạn không thể giải quyết những vấn đề trên bằng tiền bạc. Lấy nỗi sợ hãi làm ví dụ. Trong giờ giảng của mình, tôi thường
hỏi cả khán phòng: “Bao nhiêu người trong
các bạn cho rằng nỗi sợ hãi là động lực chính cho
sự thành công?”.
Không nhiều người
giơ tay.
Tuy nhiên,
khi tôi hỏi tiếp: “Bao nhiêu người trong
các bạn coi sự an toàn là động lực chính cho thành công?” thì hầu như tất cả mọi người đều giơ
tay. Nhưng bạn thử ngẫm xem: Có phải sự an toàn và nỗi sợ hãi đều
có cùng một xuất
phát điểm? Tìm kiếm sự an toàn là do ta cảm thấy có sự không
an toàn, và nỗi sợ cũng bắt nguồn từ sự không
an toàn.
Vậy thì nhiều tiền hơn có thể xua đi nỗi sợ hãi không? Đó chỉ là mơ ước của bạn mà thôi! Câu trả lời là hoàn toàn
không. Tại sao? Bởi vì tiền bạc
không phải là gốc rễ của vấn đề. Gốc rễ là nỗi sợ hãi. Tình hình còn tồi tệ hơn nếu sự sợ hãi không chỉ là vấn đề mà còn là một thói quen. Khi
52 - Secrets of the Millionaire Mind
đó, việc kiếm được nhiều tiền hơn sẽ chỉ làm thay đổi nỗi sợ của chúng ta mà thôi. Khi túng
quẫn
đa số chúng ta đều lo sợ rằng mình không bao giờ kiếm ra tiền nữa. Tuy nhiên
khi đã kiếm ra tiền rồi thì nỗi sợ hãi của chúng ta lại biến thành: “Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi đánh mất những thứ tôi đã có?”, hoặc “mọi người đều muốn thứ tôi đang có”,
hoặc “tôi là con bò mộng
cho sở thuế
làm thịt đây”. Tóm lại, trừ khi chúng ta hiểu được căn nguyên của vấn đề và làm tan biến nỗi sợ hãi, còn không thì chẳng số tiền nào có thể giúp được.
Tất nhiên, nếu được lựa chọn, phần lớn
chúng
ta sẽ chọn thà có tiền và lo lắng mất tiền
còn hơn là hoàn
toàn không có tiền, nhưng không có lựa chọn nào là cách sống sáng suốt cả.
Với những người bị nỗi sợ hãi chi phối, họ bị thôi thúc phải thành công về mặt tài chính chỉ để chứng tỏ với xã hội rằng
mình “dư
dả”.
Chúng ta sẽ bàn
chi tiết về điều này trong Phần II của quyển sách, nhưng bây
giờ bạn chỉ cần nhận thức
rằng không có khoản tiền nào có thể khiến
bạn cảm thấy
“khác
đi” cả.
Sự sợ hãi cũng khiến cho việc “luôn phải chứng tỏ mình” trở
thành
một thói quen, một
cách sống quen thuộc đến nỗi thậm chí bạn không hề nhận
ra rằng nó đang điều khiển bạn.
Bạn tự cho mình là người sống có mục đích, có quyết
tâm,
quyết
đoán,
v.v. mà không
nhận
ra động cơ sâu xa đang
điều
khiển
mình
chính
là nỗi sợ hãi.
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú -
53
Đối với những người
bị ám ảnh phải chứng tỏ mình
“dư dả” thì
không
có khoản tiền nào có thể làm dịu nỗi đau của vết thương lòng.
Vết thương này khiến cho mọi của
cải đều là
“không đủ”
trong
cuộc
đời họ. Không
có khoản tiền nào, hay bất cứ điều gì khác
liên quan tới
vấn đề tài chính là đủ
đối với những người
cảm thấy chưa
đủ hài lòng với chính bản
thân mình.
Tất cả là do bản thân bạn.
Hãy nhớ, thế giới bên ngoài phản
ánh
“thế
giới
bên
trong” của
bạn.
Nếu
bạn
tin
là mình thiếu thốn, bạn sẽ tạo ra thực
tế rằng bạn sẽ nghèo
khó. Mặt khác,
nếu bạn tin là mình giàu có thì bạn
sẽ tạo ra sự sung túc.
Tại sao?
Bằng cách tách rời động
cơ tài chính
ra khỏi sự giận dữ, sợ hãi và cả nhu
cầu chứng tỏ bản thân, bạn hoàn
toàn
có thể thiết lập những mối quan hệ mới để trở nên giàu có thông
qua mục đích, sự đóng góp và
niềm vui. Theo cách ấy, bạn
sẽ không bao giờ phải từ
bỏ
tiền
bạc
của
mình
để mong đổi
lấy hạnh phúc.
Làm kẻ nổi
loạn
hay
đối
lập
với cha mẹ không phải
bao giờ cũng là vấn
đề. Ngược lại,
nếu bạn
là kẻ nổi loạn (thường là
trường hợp của người con thứ trong nhà) và cha mẹ bạn không
có thói quen
tiền bạc tốt, rất có thể việc làm ngược lại với họ là điều tốt. Còn nếu cha mẹ bạn là những người thành công và bạn nổi loạn chống lại họ, bạn sẽ gặp những rắc rối tài chính lớn.
54 - Secrets of the Millionaire Mind
Dù sao thì điều quan trọng nhất là bạn
phải
nhận
ra mối quan hệ giữa bản tính của bạn và cách ứng xử của cha mẹ bạn trong lĩnh vực tiền bạc.
Các bước tạo
ra sự thay đổi thông qua
định hình suy
nghĩ bằng cách làm theo
khuôn mẫu
NHẬN THỨC: Quan sát cách cư xử, thói quen của cha mẹ hay những người thân có ảnh hưởng đến bạn trong quá khứ về vấn đề tiền bạc và sự giàu có. Hãy
viết ra mức độ tương
đồng
hay đối lập giữa bạn và họ.
HIỂU BIẾT: Liệt kê những ảnh
hưởng
của
hành
động
làm theo những khuôn
mẫu đó (bắt chước người khác) đối với đời sống tài chính của bạn.
TÁCH BIỆT: Bạn nhận ra rằng
cách cư xử đó là do bạn
bị ảnh hưởng từ những yếu tố, khuôn mẫu
bên ngoài, chứ
nó không thuộc về bản chất của bạn. Ngay từ lúc này đây, bạn có thể lựa chọn để trở nên khác biệt.
TUYÊN BỐ: Bạn hãy đặt tay lên ngực và nói to...
“Đối với những quan điểm về tài
chính,
trước giờ tôi chỉ làm theo người
khác. Ngay từ bây
giờ tôi sẽ làm
theo cách của tôi.”
Rồi bạn đặt tay lên trán và nói...
“Tôi có Tư Duy Triệu Phú!”
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú -
55
Yếu tố định hình suy nghĩ thứ ba: Những sự kiện (tình huống) đặc
biệt
Chúng ta bị tác động
rất
mạnh từ những sự
kiện cá nhân đặc biệt mà ta đã trải qua, và đây
chính
là yếu tố cơ bản
thứ
ba góp phần định hình suy
nghĩ
của
mỗi
người. Khi còn nhỏ, bạn đã có những trải nghiệm gì liên quan đến tiền bạc,
sự giàu có và
những người
giàu
có? Những ấn
tượng này có ý nghĩa
vô cùng quan trọng bởi
vì chúng sẽ bồi đắp
và củng cố niềm
tin của bạn – hay đúng ra
là tạo ra ảo tưởng của
bạn, những cái mà ngày nay bạn đang
vô thức tuân
theo.
Tôi xin đưa
ra một
ví dụ. Josey, một
học viên của tôi, là
y tá phòng mổ. Thu nhập của cô rất khá, nhưng cô luôn tiêu hết số tiền kiếm được. Khi tìm hiểu thêm, Josey nhớ lại năm
lên 11 tuổi
cô cùng chị gái đã phải chứng kiến cảnh
cha mẹ cô lớn tiếng cãi nhau về vấn đề tiền bạc trong một
nhà hàng Trung Quốc. Lúc đó cha cô đứng dậy,
đấm
tay lên bàn và quát
rất to. Gương mặt ông đỏ bừng rồi chuyển sang tái mét và ông ngã vật xuống sàn
nhà vì lên cơn đau
tim. Cô đã được học cách sơ cấp cứu ở trường nên đã cố áp dụng để
cứu cha mình.
Nhưng vô ích, cha cô đã qua đời trên tay cô.
Thế là kể từ ngày ấy, trong
tâm trí của Josey, tiền luôn gắn liền với nỗi đau. Không có gì lạ khi đến tuổi trưởng thành, cô luôn vô thức rũ bỏ hết tiền bạc của mình để thoát
khỏi
nỗi đau. Một chi tiết thú vị là cô đã chọn nghề y tá.
56 - Secrets of the Millionaire Mind
Tại sao? Có thể
là vì cô vẫn còn đang cố gắng
cứu
cha mình?
Tại khóa học, chúng tôi đã giúp Josey
xác
định
kế hoạch tài chính cũ trong
tâm thức của cô và sửa chữa, điều chỉnh lại. Giờ đây cô đã trở nên tự do về mặt tài chính.
Cô không còn
làm y tá nữa,
không
phải
vì cô đã
chán
công việc của mình, mà vì cô bước vào nghề
y vì một lý do sai lầm.
Giờ
đây,
cô
đã
là
một chuyên gia hoạch định tài chính,
vẫn
giúp
đỡ mọi người, nhưng lần này là để
tìm hiểu thế
giới quan trong
quá
khứ
của họ đã chi phối mọi
mặt trong đời sống tài chính của họ như thế nào.
Và đây là một ví dụ khác, là chuyện gia đình tôi.
Năm vợ tôi lên tám tuổi, có lần khi nghe tiếng chuông lanh lảnh của xe kem bên
đường, cô ấy hỏi xin mẹ 25 xu.
Mẹ cô đáp: “Xin lỗi, con gái. Con hỏi xin ba ấy. Ba quản lý tiền
mà”. Thế là vợ tôi đi hỏi xin cha. Ông đưa cô 25 xu. Cô chạy đi mua kem và vui vẻ trông thấy.
Hết tuần này đến tuần khác, sự việc cứ thế lặp đi lặp lại nhiều lần nữa. Vậy vợ tôi đã học được gì về chuyện tiền bạc?
Trước hết, đàn
ông là người quản lý chuyện tiền nong trong
gia đình. Thế nên, sau khi chúng tôi
kết hôn, theo
bạn cô ấy sẽ trông
chờ gì ở tôi? Đúng
rồi: tiền.
Và tôi phải nói với bạn rằng cô
ấy không
còn chỉ hỏi xin 25 xu nữa, con số ấy giờ đã tăng
lên!
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú -
57
Thứ hai, cô ấy học
được rằng phụ nữ không cần có tiền. Nếu
mẹ cô ấy không có tiền thì tất nhiên đó cũng
là cách sống của
cô ấy. Để củng cố cách sống đó, từ trong
tiềm thức, cô ấy luôn loại trừ tất cả tiền bạc. Nếu
bạn đưa
100 đô-la thì cô ấy tiêu hết 100 đô-la,
nếu bạn đưa 1.000 đô- la thì cô ấy sẽ tiêu hết 1.000 đô-la. Rồi cô ấy tham gia một lớp học của tôi và học được kỹ thuật dùng đòn bẩy kinh tế. Tôi đưa cô 2.000 đô-la, cô tiêu hết 10.000
đô-la! Tôi cố gắng giải thích: “Không, em yêu, dùng đòn bẩy kinh tế nghĩa
là chúng ta
phải là người nhận được số tiền 10.000 đô-la, chứ không phải
là tiêu mất số tiền
đó”.
Nhưng có vẻ như
cố gắng của tôi vô ích.
Đề tài duy nhất khiến chúng tôi thường xuyên cãi nhau là
tiền bạc. Có lúc nó suýt làm cho cuộc hôn nhân
của chúng tôi đổ vỡ. Lúc đó chúng tôi chưa biết
rằng nguyên nhân là do mỗi người nhìn nhận vấn
đề tài chính theo một cách
khác
nhau. Đối với vợ tôi, tiền có nghĩa
là niềm
vui thích tức thời (như việc ăn kem hồi nhỏ vậy). Còn tôi, hoàn toàn ngược
lại, tôi lớn lên với niềm tin rằng tiền bạc phải được tích lũy để làm phương tiện tạo ra tự do.
Trong quan niệm
của tôi, mỗi khi vợ tôi tiêu tiền thì đó không phải là cô đã tiêu pha đơn thuần, mà là cô ấy đang
tiêu tán chính sự tự do trong tương lai
của chúng tôi. Còn đối với
vợ tôi thì sao? Mỗi khi tôi ngăn không cho cô ấy tiêu
tiền
thì cô ấy lại cho rằng tôi đang
tước đi niềm
vui thích trong
đời cô ấy.
58 - Secrets of the Millionaire Mind
Câu chuyện thành công của Deborah Chamitoff
Người gửi: Deborah Chamitoff
Người nhận: T. Harv Eker Nội
dung: Tự
do tài chính! Chào Harv,
Bây giờ tôi đã có 18 nguồn thu nhập thụ động và
tôi không cần VIỆC LÀM nữa. Vâng, tôi đã giàu có, nhưng quan trọng hơn, cuộc sống của tôi giờ đây thật phong phú, vui vẻ và đầy hạnh phúc! Nhưng không phải lúc nào mọi thứ cũng diễn ra như thế.
Tiền bạc đã từng là gánh nặng của tôi. Tôi ủy thác cho những người xa lạ quản lý các công việc tài chính để
khỏi phải dính dáng đến nó. Khi xảy ra
sự sụp đổ của thị trường chứng khoán mới đây, tôi gần như mất sạch. Vậy mà thậm chí
tôi còn không nhận ra điều đó cho đến lúc đã
quá muộn.
Tôi mất tiền, nhưng quan trọng hơn là tôi đã đánh mất cả sự tôn trọng đối với bản thân. Đờ đẫn vì sợ hãi, xấu hổ và tuyệt vọng, tôi cố xa lánh mọi người và mọi thứ xung quanh.
Tôi tiếp tục tự dằn vặt như thế
cho tới khi tôi đến với khóa học Tư Duy Triệu Phú của anh.
Trong
mấy ngày cuối tuần biến động đó, tôi đã giành lại năng lượng của mình và quyết định sẽ tự kiểm soát tương lai tài chính của mình. Tôi thực hiện lời tuyên bố
về sự thịnh vượng và tha thứ cho bản thân vì những sai lầm trong quá khứ, thực sự tin tưởng rằng tôi xứng đáng được giàu có.
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú -
59
Hiện nay tôi thực sự vui thích với việc quản lý tiền bạc của mình! Tôi đã hoàn toàn có được sự tự do về tài chính và
tôi biết mình sẽ luôn luôn như thế bởi vì tôi đã có Tư duy Triệu phú!
Cảm ơn anh, Harv. Cảm ơn...
May mà chúng tôi đã học được cách thay đổi kế hoạch
tài chính trong tâm thức của mình, và quan trọng hơn là đã tạo ra một kế hoạch tài chính chung phù hợp cho gia đình.
Tất cả điều
này
có hiệu quả không? Để tôi nói bạn nghe: Tôi đã chứng
kiến ba sự kiện kỳ diệu trong đời:
1. Sự ra đời của con gái tôi;
2. Sự ra đời của con trai tôi;
3. Việc vợ tôi và tôi không
cãi nhau vì
tiền bạc nữa! Các con số thống kê đã
chỉ ra rằng
tiền
bạc chính là
nguyên nhân số 1 gây nên sự đổ vỡ trong phần lớn các mối quan hệ. Nhưng lý do đằng
sau những cuộc chiến về tiền bạc không phải là
bản thân đồng tiền,
mà vì kế hoạch tài chính trong tâm thức của các
bên không trùng khớp với nhau. Vấn đề không nằm ở chỗ bạn có bao
nhiêu
tiền, song nếu kế hoạch tài chính trong
tâm thức bạn không
khớp với đối tác của bạn trong
từng
mối quan hệ nhất định thì
bạn sẽ gặp rắc rối lớn đấy.
“Định lý” này đúng với những cặp vợ chồng đã cưới
nhau,
những cặp đang
hẹn
hò, với các quan
hệ gia đình
và nhất là với các đối tác làm ăn.
Chìa khóa ở đây là bạn phải hiểu rõ rằng bạn cần quan
60 - Secrets of the Millionaire Mind
tâm xử lý các kế hoạch tài chính trong tâm thức, chứ không
phải tiền bạc. Khi đã
hiểu
được
kế hoạch tài
chính trong tâm thức của một người nào đó, bạn hoàn
toàn có thể hợp tác với người đó theo cách có lợi cho cả hai.
Bạn có thể bắt đầu
bằng
nhận
thức
rằng
kế hoạch tài chính trong
tâm
thức
của đối tác có thể không hoàn toàn
giống như bạn. Thay vì buồn rầu, hãy chọn cách tìm hiểu họ. Hãy làm tất cả có thể để làm rõ cái gì là quan
trọng
đối với đối
tác của bạn trong
lĩnh
vực tiền bạc
rồi xác định động cơ hành
động
của họ. Bằng cách đó, bạn sẽ xử lý gốc rễ vấn đề thay vì chỉ
quan
tâm
đến hoa
trái.
Điều
này khiến cho
sự hợp tác trở nên hiệu
quả.
Một trong
những điều
quan
trọng
nhất
bạn
sẽ
học được, nếu bạn quyết
định
tham gia khóa học Tư Duy Triệu Phú, là làm sao nhận ra kế hoạch tài
chính trong tâm
thức của mình và đối tác của bạn,
cũng
như
làm sao tạo ra kế hoạch mới chung cho cả hai để giúp cho sự hợp tác thực sự được như các bên mong muốn. Nếu làm được như vậy thì đó là một sự giải thoát, vì nó loại trừ một trong những lý
do lớn nhất gây nên đau đớn cho phần lớn mọi người.
Các bước tạo
ra sự thay đổi thông qua
định hình suy
nghĩ bằng những sự kiện cá nhân cụ thể
Đây là bài tập bạn có thể thực hiện cùng với đối tác của mình. Hãy cùng thảo luận những câu chuyện liên quan đến tiền bạc mà mỗi người tích lũy được – những điều bạn nghe được từ bé, những
khuôn mẫu
tài
chính
trong
gia
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Với 10 lần nhận xét trên bantinhco.blogspot.com bạn sẽ được tặng 1 bàn tính gẩy Tiến Minh.